‘Shrimply the best’: A new form of inclusive contracting for seafood
In the past: The challenge of shrimp farming in Vietnam
Driven by expansion in shrimp farming areas and rapid productivity growth, Vietnam is now one of the world’s leading shrimp producers and exporters — with the Mekong Delta in Southern Vietnam its leading shrimp production area. Despite this rapid growth, however, the sector faces significant issues that limit not only further growth but also the degree to which farmers and shrimp processor factory workers are able to benefit.
A key underlying cause of this is the way shrimp are bought. Processors largely buy shrimp from intermediaries who, in turn, buy from various and changing farmers who have low supply chain reliability — both for quantity and quality. At the same time, international buyers increasingly require assured high- quality shrimp, such as through certification on the Aquaculture Stewardship Council (ASC) standards.
For farmers, this model means uncertainty in market access and income. Farmers have limited negotiating power to push up prices and must contend with lower price due to lower shrimp quality and failure to meet all-sector standards. This is while they face the steepest risks in the value chain, in particular as climate change makes production significantly less reliable. Moreover, while incomes from factory jobs are more secure for the largely female workforce in the shrimp industry, these jobs have also been historically of low quality, with significant health and safety concerns, unpredictable hours and overtime, and limited childcare support or flexibility.
Systems innovation: A new contract farming model
In response to this, GRAISEA, through the International Centre for Aquaculture & Fisheries Sustainability (ICAFIS), reached out to various companies to pilot purchasing directly from farmer groups and workforce management. One of these companies is South Vina Shrimp (SVS), a newer shrimp processing company that had only opened its first factory in 2015. SVS used to depend on unreliable intermediaries, as it lacked its own shrimp ponds.
SVS is managing two shrimp processing plants. The one in Cà Mau Province is focused on mangrove organic shrimp farming, while the one in Bac Lieu is focused on selling ASC-certified shrimp to international buyers.
In Bac Lieu, there was an opportunity to support the company to develop a contract farming model focused on ASC standard compliance, whereby SVS directly sources shrimp from farmer cooperatives — leaving out intermediaries — based on pre-agreed contracts between the two sides.
The contracts include not only the date and price of sale but also a premium and the commitments by SVS to provide training and production inputs to farmer groups. For farmers, the benefits of guaranteed markets, production support, and potentially higher prices are clearer. For SVS, the model has the potential to address their supply issues and allow them to reach ASC standards.
Implementation: Supporting SVS
When GRAISEA started working with SVS in 2018, contract farming was not widespread in the sector. SVS had not used such contracts before or directly procured from farmer groups. Initially, SVS was worried that the model would not work and that the farmers would not be able to stick to their commitments. GRAISEA spent time persuading the company directors of the benefits, such as a stronger and more stable supply chain, production meeting ASC standards, and increased traceability of produce.
Contracts were initially tested with two cooperatives. The terms included a commitment to purchase shrimp produced after harvest; a core price of 1–2% above current market prices and 3–5% above for ASC-certified shrimp; SVS to pay all ASC standard audit costs; and SVS to provide inputs to farmers, including annual training on ASC standads and quality control, 50% of seed costs for extensive farms and physical upgrades for intensive farms (e.g., improved sediment ponds and nets to enhance bio-security). To derisk the use of contracts for the first time, GRAISEA hired a consultant to train farmers on how to set up and manage cooperatives, and on the specific ASC production standards that SVS requires for its shrimp export markets.
As the model gained traction, GRAISEA decreased its investment in subsequent contracts with cooperatives, but it continued to link SVS to farmers. SVS and the farmers then managed the establishment and maintenance of the cooperatives and set up the contracts themselves.Since 2018, GRAISEA has also been supporting working conditions at SVS’s Bac Lieu factory, where over 600 people work, by training middle management quality and human resource staff on key issues, such as improving working conditions, labor policies, and international standards. GRAISEA also supports the annual labor negotiations between the company board and labor representatives. Moreover, GRAISEA has also supported SVS to develop a female workers policy, including addressing sexual harassment and recruiting women into increasingly senior roles.
More recently, GRAISEA has supported SVS to establish a new mechanism to help staff share their views through the development of an employee feedback mobile application and a touch screen physical system for workers to highlight their satisfaction levels with varying questions posed. Feedback is regularly reviewed in monthly company directors’ meetings. GRAISEA funded the mobile application, while SVS funded the touchscreen computer.
Impact: A more secure shrimp market and supply chain
By the end of 2022, SVS has established contracts with 10 cooperatives. This means that around 4,400 farmers now have more secure market access, and have benefited from training and inputs provided. Four of the cooperatives are now certified on ASC standards, while the others are on their way to being certified as well.
This model is viewed as highly sustainable, as it works in the interest of both farmers and businesses. SVS now has a more secure supply chain and is able to buy higher-quality shrimp needed for international markets.
Indeed, SVS has been so convinced of the importance of securing the well-being of local farmers to its own success that it is now starting, with GRAISEA support, to work with cooperatives to help them develop a natural disaster reserve fund, with contributions from the business. Five other businesses have also reached out to GRAISEA for support in establishing similar worker feedback mechanisms and are in the process of setting up such mechanisms.
For farmers, they now have higher income security, increased overall farming productivity, and a more powerful voice, as they work together in farming cooperatives. The incomes of the 4,400 farmers have roughly increased by 10–15%.
For workers, they feel more empowered to share their grievances and recommendations with SVS. This led to specific changes, including reduced working hours for breastfeeding mothers, expanded maternity leave, and free food in the company canteen. Going forward, these new approaches to contract farming and enhanced company worker feedback mechanisms could be real game changers for the broader shrimp sector.
Doanh nghiệp hợp tác với người nông dân để phát triển bền vững
Quá khứ: Thách thức cho ngành tôm ở Việt Nam
Nhờ nhanh chóng mở rộng diện tích và gia tăng năng suất nuôi tôm, Việt Nam hiện là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới - trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực sản xuất chủ chốt. Tuy nhiên, dù tăng trưởng nhanh chóng, ngành tôm đang phải đối mặt với những vấn đề cấp thiết, gây hạn chế tăng trưởng cũng như ảnh hưởng đến lợi ích của người sản xuất và công nhân lao động trong các nhà máy chế biến.
Nguyên nhân chính của vấn đề xuất phát từ cách thu mua tôm. Các nhà chế biến chủ yếu mua tôm qua các bên trung gian, những bên này lại thu mua từ rất nhiều nông dân với nguồn cung không ổn định về cả chất lượng và số lượng. Cùng lúc đó, thị trường quốc tế yêu cầu ngày càng cao đối với sản phẩm có chất lượng đảm bảo, ví dụ như tôm cần đạt chứng nhận ASC của Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản.
Đối với nông dân, mô hình này đồng nghĩa với thị trường không ổn định và thu nhập bấp bênh. Nông dân ít có khả năng thương lượng để bán được giá cao, mà buộc phải bán giá rẻ do chất lượng kém, không đạt tiêu chuẩn ngành. Đây là những rủi ro lớn nhất trong chuỗi giá trị mà người nông dân phải đối mặt, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu khiến hoạt động sản xuất trở nên bất ổn hơn rõ rệt. Hơn nữa, tuy đem đến thu nhập ổn định hơn cho phần lớn lực lượng lao động nữ trong ngành tôm, công việc tại nhà máy chế biến đã từ lâu được biết đến có chất lượng thấp, như vấn đề sức khỏe và an toàn của công nhân, thời gian làm việc không cố định, làm thêm ngoài giờ nhiều, hạn chế và thiếu linh hoạt trong hỗ trợ chăm con nhỏ của công nhân.
Đổi mới hệ thống: Mô hình hợp tác mới
Để giải quyết vấn đề này, dự án GRAISEA, kết hợp với Trung tâm Quốc tế về Nuôi trồng Thủy sản & Nghề cá Bền vững (ICAFIS), đã liên hệ với nhiều công ty khác nhau để thí điểm mô hình thu mua trực tiếp từ các nhóm hộ nông dân và quản lý lực lượng lao động. Một trong số đó là Công ty Cổ Phần Tôm Miền Nam (South Vina Shrimp - SVS), một công ty chế biến tôm mới đi vào hoạt động từ năm 2015. Do không có trại nuôi tôm riêng, SVS từng phải phụ thuộc vào các bên trung gian không đáng tin cậy.
Hiện SVS đang quản lý hai nhà máy chế biến tôm: Một nhà máy ở tỉnh Cà Mau, tập trung vào nuôi tôm hữu cơ dưới rừng ngập mặn; nhà máy còn lại ở Bạc Liêu, tập trung vào xuất khẩu tôm có chứng nhận ASC cho thị trường quốc tế.
Tại Bạc Liêu, công ty đã được dự án hỗ trợ phát triển mô hình hợp tác theo hợp đồng, tập trung vào việc tuân thủ tiêu chuẩn ASC. Theo đó, SVS sẽ thu mua tôm trực tiếp từ các hợp tác xã nông dân dựa trên hợp đồng đã thỏa thuận trước giữa hai bên mà không qua trung gian.
Hợp đồng bao gồm thông tin về ngày tháng và giá bán, giá mua cao hơn cũng như các cam kết của SVS trong việc cung cấp vật tư đầu vào và hỗ trợ đào tạo cho người nông dân. Mô hình này không chỉ giúp đảm bảo lợi ích, hỗ trợ sản xuất và đem đến mức thu nhập tốt hơn cho người nông dân, mà còn giúp SVS giải quyết các vấn đề về nguồn cung và nâng cao chất lượng sản xuất đạt chuẩn ASC.
Quá trình thực hiện: Hỗ trợ doanh nghiệp SVS
Năm 2018, khi dự án GRAISEA mới bắt đầu làm việc với SVS, mô hình hợp tác theo hợp đồng còn chưa phổ biến. SVS chưa từng ký kết các hợp đồng như vậy, cũng chưa từng thu mua trực tiếp từ các hộ nông dân. Thực tế này khiến doanh nghiệp lo lắng mô hình sẽ không hiệu quả, và có khả năng nông dân sẽ không tuân thủ cam kết. Sau nhiều nỗ lực giải thích về các lợi ích có thể thu được, như chuỗi cung ứng bền vững và ổn định hơn, sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn ASC, và việc truy xuất nguồn gốc dễ dàng hơn, GRAISEA đã thuyết phục thành công các lãnh đạo SVS.
Doanh nghiệp bắt đầu thử nghiệm mô hình với hai hợp tác xã. Các điều khoản bao gồm cam kết thu mua tôm sau thu hoạch với giá cao hơn thị trường 1–2%, và cao hơn 3–5% nếu là tôm đạt chứng nhận ASC. Đồng thời, doanh nghiệp chi trả phí đánh giá tiêu chuẩn ASC, tổ chức đào tạo cho nông dân, bao gồm đào tạo về tiêu chuẩn ASC và kiểm soát chất lượng hàng năm; hỗ trợ 50% tiền mua con giống cho trang trại quảng canh và nâng cấp cơ sở vật chất cho trang trại thâm canh (Ví dụ: cải thiện ao lắng và lưới để tăng cường an toàn sinh học). Để hạn chế rủi ro trong lần đầu tiến hành hợp đồng, GRAISEA đã thuê chuyên gia đến hướng dẫn nông dân cách thành lập và quản lý hợp tác xã, đồng thời giải thích về tiêu chuẩn sản xuất ASC mà các thị trường xuất khẩu của SVS yêu cầu.
Khi mô hình dần đi vào vận hành, GRAISEA bắt đầu giảm đầu tư vào các hợp đồng tiếp theo với hợp tác xã, nhưng vẫn tiếp tục làm cầu nối giữa SVS với nông dân. Việc thành lập và duy trì hợp tác xã cũng như thiết lập các hợp đồng sau đó do SVS và các hộ nông dân tự quản lý.
Từ năm 2018, dự án tham gia hỗ trợ cải thiện điều kiện làm việc cho hơn 600 công nhân tại nhà máy của SVS tại Bạc Liêu, bằng cách tổ chức tập huấn cho phòng quản lý chất lượng và đội ngũ nhân sự trong các vấn đề cốt lõi về điều kiện làm việc, chính sách lao động, và tiêu chuẩn quốc tế. Hằng năm, dự án GRAISEA cũng hỗ trợ đàm phán giữa hội đồng quản trị công ty và đại diện người lao động. Đồng thời, dự án cũng hỗ trợ công ty xây dựng chính sách dành cho lao động nữ, bao gồm giải quyết vấn đề quấy rối tình dục và tuyển dụng phụ nữ vào các vị trí cấp cao.
Gần đây, GRAISEA đã hỗ trợ SVS thiết lập một cơ chế mới cho phép người lao động chia sẻ quan điểm của mình. Đó là ứng dụng điện thoại sử dụng thiết bị màn hình cảm ứng giúp người lao động đánh giá, phản ánh mức độ hài lòng của họ dựa trên những câu hỏi được thiết kế sẵn. Ban giám đốc công ty thường xuyên xem xét những phản ánh này trong các cuộc họp hàng tháng. Trong hoạt động này, Dự án GRAISEA hỗ trợ phát triển ứng dụng, còn SVS tự mua sắm thiết bị.
Tác động: Thị trường tôm và chuỗi cung ứng ổn định hơn
Đến cuối năm 2022, SVS đã ký hợp đồng với 10 hợp tác xã, giúp khoảng 4.400 nông dân tiếp cận thị trường ổn định, được đào tạo và cung cấp vật tư đầu vào. Bốn trong số các hợp tác xã hiện đã đạt được chứng nhận ASC, các hợp tác xã khác dự kiến đạt được chứng nhận trong thời gian tới.
Hoạt động vì lợi ích của cả nông dân và doanh nghiệp là yếu tố then chốt khiến mô hình này được đánh giá là có tính bền vững cao. SVS hiện đã có chuỗi cung ứng ổn định hơn và có thể thu mua tôm chất lượng cao hơn theo tiêu chuẩn quốc tế.
Hơn hết, công ty cũng nhận thấy việc đảm bảo phúc lợi cho nông dân là yếu tố quan trọng để đạt được thành công. Đây chính là động lực thôi thúc SVS làm việc với các hợp tác xã để phát triển quỹ dự phòng thiên tai, với sự hỗ trợ của dự án GRAISEA. Năm doanh nghiệp khác cũng đã liên hệ xin giúp đỡ từ dự án để thiết lập các cơ chế phản hồi từ phía người lao động tương tự.
Mô hình này không chỉ đem lại thu nhập cao hơn, cải thiện năng suất canh tác, mà còn tăng cường tiếng nói tập thể của nông dân trong các hợp tác xã. 4.400 nông dân có thu nhập tăng khoảng 10–15%.
Người lao động cũng cảm thấy sẵn sàng phản hồi và chia sẻ đề xuất của mình với công ty. Điều này đã dẫn đến những thay đổi cụ thể, bao gồm việc giảm giờ làm việc cho các nữ công nhân đang cho con bú, kéo dài thời gian nghỉ thai sản và đồ ăn miễn phí tại căng tin của công ty. Trong tương lai, những cách tiếp cận mới như hợp tác theo hợp đồng và thúc đẩy phản hồi của nhân viên có thể là yếu tố then chốt giúp ngành tôm phát triển lớn mạnh hơn.
Follow us on Facebook
Follow us on Twitter
Our photos on Flickr
YouTube
Instagram
LinkedIn