[Magazine] Inequality Matters 03

Why it's Critical for a Human Economy in Vietnam

Paper author: 
Oxfam in Vietnam
Paper publication date: 
Wednesday, November 10, 2021

Globally, the way we run our economies needs to change. The over reliance on GDP growth has paved ways to rigged policies that benefit the richest individuals and corporations, instead of measures that ensure a sustainable development and the people’s welfare. This economy model is exacerbating inequality, perpetuating poverty and trapping many millions in poorly paid and precarious work.

In Vietnam, the last twenty years have seen significant economic progress for ordinary citizens, especially with a strong record of poverty reduction. However, the current economy model is struggling to ensure that everyone benefits equally from the development process. Inequality persists on several important dimensions such as voice, access to education and healthcare. Marginalised people are often women, poor people, ethnic minority groups, or people living in remote areas.

The COVID-19 pandemic has exposed, fed off and increased existing inequalities in almost every country at once, and Vietnam is no exception. Despite being one of the most successful countries in containing the pandemic, Vietnam risks falling into the 20 countries with the fastest growing poverty rates due to its impacts. The pandemic has also revealed the alarming number of informal workers unprotected by social security, and the huge burden of unpaid care work undertaken by women in the country.

Inequality Matters spells out dimensions of inequality that laden the people’s lives when the economy focuses on GDP growth. Discussions by experts from Harvard University, the Mekong Development Research Institute (MDRI), and the Vietnam Academy of Social Sciences pose the question on whether Vietnam’s development achievements can compensate for the harm that the environment and society suffer.

Oxfam urges governments and policymakers to work together towards building a “Human Economy” that is people-centred instead of a “for-profit economy” that is disrupting social cohesion in many countries. A Human Economy, built for the many - not the few, can bring an end to inequality and eradicate poverty for good. A Human Economy is to save the environment for next generations.

I hope that you will find this Inequality Matters Issue informative and meaningful, and I look forward to hearing your thoughts and perspectives, for a fair, equal, and sustainable Vietnam!

Babeth Ngoc Han Lefur, Country Director, Oxfam in Vietnam

Chuyện Bất bình đẳng: Hướng tới Nền Kinh tế Nhân văn tại Việt Nam

Phương thức vận hành nền kinh tế của chúng ta cần được thay đổi trên phạm vi toàn cầu. Việc các quốc gia tập trung quá mức vào tăng trưởng GDP đã kéo theo những chính sách làm lợi cho các cá nhân và tập đoàn giàu nhất, thay vì những biện pháp đảm bảo sự phát triển bền vững và phúc lợi cho mọi người dân. Mô hình này đang tạo ra bất bình đẳng ngày càng lớn, trầm trọng hóa tình trạng đói nghèo và khiến hàng triệu người phải làm các công việc bấp bênh với đồng lương bèo bọt.

Việt Nam 20 năm vừa qua đã chứng kiến những thành tựu kinh tế vượt bậc, đặc biệt là thành tích giảm nghèo ấn tượng. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam đang vấp phải nhiều thách thức lớn trong việc đảm bảo mọi người dân đều được hưởng lợi từ quá trình phát triển. Bất bình đẳng vẫn tồn tại trên nhiều chiều cạnh quan trọng của cuộc sống như tiếng nói, khả năng tiếp cận giáo dục và y tế. Người chịu thiệt thòi thường là phụ nữ, người nghèo, các nhóm dân tộc thiểu số, hoặc sinh sống ở vùng sâu vùng xa.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang phơi bày và trầm trọng hóa tình trạng bất bình đẳng trên mọi quốc gia, Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Dù được biết đến là một trong những quốc gia kiềm chế đại dịch thành công nhất, Việt Nam được dự báo sẽ rơi vào nhóm 20 nước có tỉ lệ người nghèo tăng nhiều nhất thế giới do tác động của COVID-19. Đại dịch cũng gióng lên hồi chuông báo động về số lượng lao động phi chính thức không được hưởng an sinh xã hội, cũng như gánh nặng khổng lồ của các công việc chăm sóc không lương do phụ nữ đảm nhiệm tại Việt Nam.

Chuyện Bất bình đẳng sẽ tóm lược những chiều cạnh bất bình đẳng đang tồn tại trong cuộc sống của người dân khi nền kinh tế chú trọng vào tăng trưởng GDP. Bài viết của các chuyên gia đến từ Đại học Harvard, Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong (MDRI), và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đặt ra câu hỏi liệu những thành tựu phát triển của Việt Nam có đủ để bù đắp cho các thiệt hại mà môi trường và xã hội đã, đang và sẽ phải gánh chịu hay không.

Oxfam kêu gọi các chính phủ và những nhà hoạch định chính sách cùng hướng tới xây dựng “Nền Kinh tế Nhân văn” lấy con người làm trung tâm, thay cho “nền kinh tế vì lợi nhuận” đang phá vỡ sự gắn kết xã hội ở nhiều quốc gia trên thế giới. Một nền Kinh tế Nhân văn được xây dựng dành cho đa số, chứ không chỉ mang lại lợi ích cho một nhóm nhỏ, sẽ chấm dứt tình trạng bất bình đẳng và vĩnh viễn xóa bỏ đói nghèo. Một nền Kinh tế Nhân văn sẽ bảo vệ môi trường cho các thế hệ tiếp theo.

Tôi hi vọng các độc giả sẽ tìm thấy sự bổ ích ở Chuyện Bất bình đẳng này và cùng chia sẻ với chúng tôi những suy nghĩ và góc nhìn của các bạn. Cùng nhau, chúng ta sẽ xây dựng một Việt Nam công bằng, bình đẳng, và bền vững!

Babeth Ngọc Hân Lefur, Giám đốc Quốc gia, Oxfam tại Việt Nam