Vietnam’s SI system has been formed and is gradually being completed in order to meet the overall objective of providing social security for the entire population and increasing in-depth coverage for employees. Nevertheless, the coverage of voluntary SI still has a number of limitations. According to data published by VSS, by the end of 2020, the number of voluntary SI participants had reached 1,031,000 people, very little compared to the 35 million informal employees currently eligible for voluntary SI in accordance with the law.
This study aims to assess the achievements as well as the difficulties and challenges in expanding the coverage of SI in general, and voluntary SI for informal laborers in particular, in Vietnam. Some policy solutions proposed are derived from the research to develop the Vietnamese SI system and ensure social security for informal employee. From the results of the literature review and descriptive statistical analysis using data from the Labor Force Survey over the years, the report has some key findings as follows:
• Both mandatory and voluntary SI need to be more flexible (eliminating or simplifying regulations) in terms of the required minimum years of contribution to receive a monthly retirement payment.
• Increased promotion to raise awareness and special programs for rural or ethnic workers are also needed.
• Longer and more frequent promotion materials should be shown across media channels for easier access.
Báo cáo "Tổng quan và Phân tích Chính sách Bảo hiểm xã hội"
Hệ thống BHXH ở Việt Nam đã được hình thành và đang từng bước hoàn thiện nhằm hướng tới mục tiêu chung là bao phủ an sinh xã hội (ASXH) toàn dân và gia tăng độ bao phủ theo chiều sâu cho người lao động ở Việt Nam. Mặc dù vậy, mức bao phủ của BHXH tự nguyện vẫn còn nhiều hạn chế. Theo số liệu được Cơ quan BHXH Việt Nam công bố, tính đến cuối năm 2020, số người tham gia BHXH tự nguyện đạt khoảng 1.013.000 người, rất nhỏ so với 35 triệu lao động phi chính thức hiện đang là đối tượng tham gia BHXH tự nguyện theo quy định pháp luật.
Vì vậy, nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá những thành tựu cũng như những khó khăn, thách thức trong việc mở rộng bao phủ BHXH nói chung và BHXH tự nguyện đối với nhóm lao động phi chính thức ở Việt Nam. Nghiên cứu cũng đề xuất các giải pháp chính sách nhằm phát triển hệ thống BHXH Việt Nam cũng như đảm bảo ASXH cho nhóm lao động phi chính thức hiện đang không được bao phủ BHXH cũng như các chương trình bảo trợ xã hội.
Các khuyến nghị chung mà nghiên cứu đã đưa ra bao gồm:
- Cần thay đổi theo hướng linh hoạt (giảm bớt hoặc bỏ quy định) về số năm đóng BHXH tối thiểu đối với BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện để được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng.
- Cần tập trung tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và có chế độ hỗ trợ, khuyến khích riêng đối với lao động khu vực nông thôn và các vùng dân tộc thiểu số.
- Cần tăng cường thời lượng và tần suất tuyên truyền trên tất cả các kênh thông tin người dân có thể tiếp cận.
Nghiên cứu này thuộc dự án "Việc làm thỏa đáng và An sinh xã hội" dưới sự tài trợ của Tổng vụ Hợp tác phát triển Bỉ (DGD).