Despite evidence pointing to the significant impacts of business environment factors on attracting FDI, ASEAN countries have tended to engage in a ‘race to the bottom’ by aggressively offering incentives, rather than working to enhance their business environments (Oxfam, 2016). By offering generous tax incentives to attract investment, ASEAN countries have created an unfair environment for small and medium-sized enterprises (SMEs) and have sacrificed large amounts of their national budgets in the process.
In addition to tax incentives, there is also intense competition between ASEAN countries to attract FDI by offering a wide range of non-tax incentives, including land incentives, employment and training supports, and financial incentives.
In this context, ASEAN member countries need to come together and agree to stop the race to the bottom and improve their business environments in order to attract long-term and sustainable FDI and provide fiscal resources to deal with the pandemic.
Thu hút FDI bền vững tại ASEAN: Môi trường đầu tư là yếu tố then chốt
Bất chấp các bằng chứng về tác động đáng kể của môi trường kinh doanh lên việc thu hút FDI, các nước ASEAN đang có xu hướng tham gia vào cuộc chạy đua xuống đáy bằng việc đưa ra các ưu đãi khổng lồ thay vì tăng cường cải thiện môi trường kinh doanh (Oxfam, 2016). Bằng việc cung cấp ưu đãi thuế một cách rộng rãi để thu hút FDI, các nước ASEAN đã tạo ra một môi trường đầu tư thiếu công bằng cho các công ty vừa và nhỏ, đồng thời hy sinh một lượng lớn ngân sách nhà nước trong quá trình này.
Bên cạnh các ưu đãi về thuế, các nước ASEAN cũng cạnh tranh gay gắt trong cuộc đua thu hút FDI bằng cách cung cấp một loạt các ưu đãi phi thuế như ưu đãi đất đai, hỗ trợ việc làm và đào tạo, và ưu đãi tài chính.
Giữa bối cảnh này, chính phủ các nước ASEAN cần cùng nhau nhất trí về việc ngăn chặn cuộc đua xuống đáy và cải thiện môi trường kinh doanh để thu hút FDI lâu dài và bền vững cũng như cung cấp các nguồn lực tài chính để đối phó với đại dịch.