Content sections
Notes to editors:

Hãy tải Virus bất bình đẳng’ và một tài liệu khác về phương pháp luận, trong đó trình bày cách Oxfam tính toán số liệu thống kê trong báo cáo này.

Trong tuần lễ ngày 25 tháng 1, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) sẽ tổ chức hội nghị ‘Đối thoại Davos’ trực tuyến, nơi những nhà lãnh đạo chủ chốt trên toàn cầu sẽ chia sẻ quan điểm của họ về tình hình thế giới năm 2021.

Tính toán của Oxfam dựa trên các nguồn dữ liệu cập nhật và tổng quát nhất hiện nay. Số liệu về những người giàu nhất trong xã hội lấy từ Danh sách Tỷ phú năm 2020 của Forbes. Vì dữ liệu về tài sản biến động mạnh vào năm 2020, Viện Nghiên cứu Credit Suisse đã hoãn công bố báo cáo hàng năm về tài sản của nhân loại đến mùa xuân năm 2021. Do đó, chúng tôi không thể so sánh tài sản của các tỷ phú với tài sản của những người nghèo nhất nhân loại như những năm trước.

Theo Forbes, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, tổng giá trị tài sản của 10 người giàu nhất thế giới đã tăng 540 tỷ đô-la Mỹ kể từ ngày 18 tháng 3 năm 2020. 10 người giàu nhất thế giới được kể tên là: Jeff Bezos, Elon Musk, Bernard Arnault và gia đình, Bill Gates, Mark Zuckerberg, Larry Ellison, Warren Buffett, Zhong Shanshan, Larry Page, và Mukesh Ambani.

Những ghi chép lịch sử lâu đời nhất về xu hướng bất bình đẳng là các hồ sơ thuế có từ đầu thế kỷ 20.

Ngân hàng Thế giới đã lập mô hình tính toán tác động của việc bất bình đẳng gia tăng cùng lúc ở hầu hết tất cả các quốc gia sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với tình trạng đói nghèo toàn cầu. Kết quả cho thấy nếu bất bình đẳng (được đo bằng hệ số Gini) tăng 2 điểm phần trăm mỗi năm và tăng trưởng GDP bình quân đầu người toàn cầu giảm 8%, thì sẽ có thêm 501 triệu người vẫn phải sống với chưa đầy 5,5 đô-la Mỹ mỗi ngày vào năm 2030, so với trường hợp bất bình đẳng không gia tăng. Khi đó, mức độ nghèo đói toàn cầu năm 2030 sẽ cao hơn mức trước đại dịch, với 3,4 tỷ người vẫn sống với mức dưới 5,5 đô-la Mỹ mỗi ngày. Đây là tình huống xấu nhất mà Ngân hàng đưa ra. Tuy nhiên, các dự báo về sự thu hẹp kinh tế ở hầu hết các nước đang phát triển đều phù hợp với kịch bản này.

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (tháng 10 năm 2020), kịch bản xấu nhất theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) là GDP sẽ không quay về mức trước khủng hoảng cho đến cuối năm 2022. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã cảnh báo nếu không hành động ngay, điều này sẽ khiến bất bình đẳng gia tăng dài hạn.

Oxfam tính toán rằng số phụ nữ có nguy cơ mất việc làm hoặc mất nguồn thu nhập sẽ giảm đi ít nhất 112 triệu người nếu nam giới và phụ nữ có tỉ lệ ngang nhau trong các ngành nghề lương thấp và bấp bênh chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ cuộc khủng hoảng COVID-19, dựa trên bản tóm tắt chính sách của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) công bố vào tháng 7 năm 2020.

Tất cả số tiền đều được tính bằng đơn vị đô-la Mỹ.

Oxfam là một phần thuộc Liên minh Chống Bất bình đẳng (Fight Inequality Alliance), một liên minh toàn cầu đang ngày càng lớn mạnh của các tổ chức xã hội và các nhà hoạt động — những người đang tổ chức cuộc Biểu tình Toàn cầu Chống Bất bình đẳng từ ngày 23 đến ngày 30 tháng 1 tại khoảng 30 quốc gia, bao gồm Kenya, Mexico, Na Uy và Philippines, để thúc đẩy giải pháp cho bất bình đẳng và đòi hỏi về một nền kinh tế mang lại lợi ích cho tất cả mọi người.

Thông tin liên lạc

Nguyễn Thị Phương Dung, Oxfam tại Việt Nam | dung.nguyenthiphuong@oxfam.org | + 84 4 3945 4448 ext 713 

Để cập nhật, vui lòng theo dõi @Oxfam

Hãy ủng hộ Khiếu nại Ứng phó với virus corona của Oxfam