Supporting people affected by COVID-19 needs careful and multi-dimensional consideration: economic, social, especially gender, health and mental health aspects. The policy development process requires consultation with representatives of vulnerable groups and groups most likely to be impacted by the COVID-19 pandemic. Support activities require the coordination of many stakeholders, between government agencies, social organisations, businesses, and the people. It is necessary to strengthen the application of information technology and network connectivity, in order to deploy and coordinate effective support activities.
This is the content drawn from many practical experiences shared at the Workshop "Supporting workers affected by COVID-19: Lessons from practice" organised by LIGHT Institute.

The Government's social relief policies are highly appreciated, however, there are still gaps related to gender and the rights of vulnerable groups that need to be improved.
The Government's relief policies during the pandemic are highly appreciated through the research of the Center for Research and Applied Science on Gender-Family-Women and Adolescents (CSAGA). Research shows that the Government has been very proactive and timely issued a series of social security policies to support people and businesses that are adversely affected and face difficulties in life and production. For the first time, informal labor groups have officially become beneficiaries of government social security policies during emergency situations.
However, the study also found that relief and reconstruction policies have not been developed based on gender analysis of the pandemic's impacts on women, men, and other genders; There are no specific policies/programs to prevent gender-based violence, especially domestic violence against women and children. For workers in the informal sector, benefiting from policies is also difficult due to various reasons. Children from vulnerable groups and children in remote, isolated, and island areas do not have equal learning opportunities during the pandemic…
Mr. Pham Quang Tu, Deputy National Director of Oxfam in Vietnam said: “The multi-stakeholder connection between the ministries, departments, and branches of the Government and the society, businesses, and people is especially important in constructing and implementing policies to support, recover and adapt to changes of the COVID-19 pandemic. This multi-stakeholder collaboration not only helps to mobilize financial resources, but also promotes community initiatives, promotes efficiency and timeliness in implementation, and does not overlap in activities.”


Hội thảo “Hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19: Bài học từ thực tiễn”
Hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi COVID-19 cần xem xét kỹ lưỡng, đa chiều: kinh tế, xã hội, đặc biệt là yếu tố giới, y tế và sức khỏe tâm thần. Quá trình xây dựng chính sách cần tham vấn ý kiến của đại diện các nhóm dễ bị tổn thương và các nhóm có thể bị ảnh hưởng nhất bởi đại dịch COVID-19. Hoạt động hỗ trợ cần có sự phối hợp của nhiều bên liên quan, giữa các cơ quan chính phủ, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và người dân. Cần tăng cường áp dụng công nghệ thông tin và kết nối mạng lưới, nhằm triển khai và điều phối hoạt động hỗ trợ hiệu quả .
Đây là nội dung rút ra từ nhiều kinh nghiệm thực tiễn được chia sẻ tại Hội thảo “Hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19: Bài học từ thực tiễn” do Viện LIGHT tổ chức.
Tình hình triển khai các gói cứu trợ của Chính phủ
Tại Hội thảo, đại diện Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội tóm tắt một số kết quả từ quá trình triển khai chính sách hỗ trợ của Chính phủ (Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định 23/2021/QĐ-Ttg) đối với người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Tính đến nay, trong phạm vi Nghị Quyết NQ 68 và QĐ 23, với nhóm chính sách hỗ trợ tiền mặt, toàn quốc đã có 27,13 triệu lượt đối tượng nhận hỗ trợ với tổng số tiền trên 31,12 nghìn tỷ đồng, bao gồm người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, lao động ngừng việc và chấm dứt hợp đồng lao động, lao động mang thai, trẻ em dưới 6 tuổi, các đối tượng thuộc diện F0 và F1, các nghệ sĩ, hướng dẫn viên du lịch và các hộ kinh doanh. Và trên 14,33 triệu người lao động tự do và các đối tượng đặc thù đã được hỗ trợ với tổng kinh phí 18,62 nghìn tỷ đồng.
Với nhóm chính sách cho vay vốn, đã có 1.761 tỷ đồng dành cho các doanh nghiệp vay vốn phục hồi sản xuất và trả lương cho nhân viên.
Nghị quyết NQ 116 QĐ 28 của Chính phủ giảm đóng bảo hiểm thất nghiệp cho 363.600 đơn vị sử dụng lao động, tương ứng 9,68 triệu lao động; hỗ trợ tiền mặt 29.945 tỷ đồng cho hơn 12,5 triệu lao động. Ngoài ra Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt nam và 44 tỉnh, thành hỗ trợ gần 14 tỉ đồng cho trẻ mồ côi do cha mẹ mất do COVID-19 và trẻ sơ sinh của sản phụ nhiễm COVID; và Thủ tướng Chính phủ xuất cấp hơn 6 nghìn tấn gạo cho hơn 422 nghìn người thiếu đói.
Các chính sách cứu trợ của Chính phủ được đánh giá cao, tuy nhiên vẫn tồn tại những khoảng trống liên quan đến khía cạnh giới và quyền của các nhóm dễ bị tổn thương cần được cải thiện.
Các chính sách cứu trợ của Chính phủ trong đại dịch được đánh giá cao qua nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học về Giới-Gia đình-Phụ nữ và vị thành niên (CSAGA). Nghiên cứu cho thấy Chính phủ đã rất chủ động và kịp thời ban hành một loạt các chính sách an sinh xã hội nhằm hỗ trợ người dân và các doanh nghiệp chịu tác động bất lợi và gặp khó khăn trong đời sống và sản xuất kinh doanh. Lần đầu tiên, các nhóm lao động phi chính thức đã chính thức trở thành nhóm hưởng lợi trong các chính sách an sinh xã hội của chính phủ trong các tình huống khẩn cấp.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra các chính sách cứu trợ và tái thiết chưa được xây dựng dựa trên các phân tích giới về các tác động của đại dịch tới phụ nữ, nam giới và các giới khác; chưa có các chính sách/chương trình cụ thể phòng chống bạo lực giới, nhất là bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em. Với nhóm lao động thuộc khu vực phi chính thức, việc thụ hưởng chính sách cũng gặp khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trẻ em thuộc các nhóm dễ tổn thương và trẻ em ở các khu vực vùng sâu, vùng xa và hải đảo không có cơ hội học tập bình đẳng trong đại dịch…
Trong cứu trợ COVID-19, nhiều sáng kiến từ các tổ chức xã hội và khối doanh nghiệp đã phát huy hiệu quả, hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng thông qua việc vươn tới các nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội như nhóm nữ lao động di, người khuyết tật, người nghèo, và những nhóm gặp khó khăn trong tiếp cận các chương trình hỗ trợ chính thức của chính phủ.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm trong thực tế cứu trợ COVID-19, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phối hợp nhiều bên và áp dụng công nghệ trong ứng phó khẩn cấp.
Có thể kể đến các sáng kiến như Bản đồ SOSmap, hay còn gọi là “bản đồ cứu trợ”, do nhóm công nghệ XTEK cùng Viện Khoa học Phát triển Nông nghiệp nông thôn, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Phụ nữ cục ngoại tuyến - Bộ Công an phát triển. Đây là ứng dụng cho phép người dân gặp khó khăn có thể cập nhật tình hình và gửi lời yêu cầu giúp đỡ của mình trực tuyến theo thời gian thực; qua đó, các tổ chức và cá nhân giúp đỡ có thể xác định được vị trí và nhu cầu trợ giúp của người dân kịp thời, tránh chồng chéo. Chỉ trong vòng 1 tháng của đợt giãn cách tại TP Hồ Chí Minh, SOSmap đã giúp hơn 30 nghìn hộ gia đình nhận được hỗ trợ.
Sáng kiến Khảo sát Hỗ trợ người lao động M-score, do tổ chức Oxfam tại Việt Nam và Mạng lưới Hành động vì lao động di cư (M.net) kết hợp cùng công ty Công ty Real-Time Analytics (RTA) phát triển. Đây là ứng dụng cho phép người dân phản hồi trực tiếp về việc nhận hỗ trợ của Chính phủ trên các khía cạnh như hồ sơ hỗ trợ có nhận được phản hồi hay không, số tiền được hỗ trợ, các khó khăn đang gặp phải v.v…Được triển khai từ cuối tháng 10 năm 2021, tới nay, ứng dụng M-score đã ghi nhận ý kiến từ hơn 500 người dân phản hồi về gói Hỗ trợ của Chính phủ. Đáng chú ý, có tới hơn 60% người dân có hồ sơ bị tự chối hỗ trợ đã liên hệ với cơ quan thực hiện nhưng không gặp được hoặc không nhận được phản hồi. Ông Lê Đặng Trung, Tổng giám đốc Công ty RTA, cho biết: “Sáng kiến người dân phản hồi về gói hỗ trợ này và các sáng kiến trên nền tảng thời gian thực là công cụ hữu ích giúp các nhà hoạch định chính sách và các cơ quan triển khai nắm được tình hình thực tế theo thời gian thực để kịp thời điều chỉnh chính sách và hành động, đảm bảo tính hiệu quả trong các tình huống cứu trợ khẩn trương như trong đại dịch COVID-19”.
Cũng sử dụng nền tảng công nghệ số, Trung tâm Nghiên Cứu và Phát Triển Năng Lực Người Khuyết Tật (DRD) đã phát triển Bản đồ D.Map giúp người khuyết tật có thể tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ, thúc đẩy quyền hòa nhập bình đẳng của người khuyết tật.
Không chỉ dừng lại ở các khoản cứu trợ bằng hiện vật hay tiền mặt, các dự án cứu trợ còn chú trọng đến các khía cạnh đời sống tinh thần, kết nối xã hội và không gian sống của người lao động di cư. Dự án cứu trợ và chăm sóc sức khỏe tâm thần cho lao động di cư nữ bị ảnh hưởng bởi COVID-19 tại Bình Dương do Viện Nghiên cứu Đời sống Xã hội SocialLife triển khai hay sáng kiến huy động cộng đồng tham gia hỗ trợ lao động di cư ở Hà Nội của tổ chức ECUE là những ví dụ điển hình. Các hoạt động cứu trợ trên được triển khai dựa trên hiểu biết xác đáng nhu cầu cộng đồng đích của các tổ chức xã hội. Hiểu biết đó có được thông qua khảo sát, kết nối mạng lưới với cộng đồng và kết nối nhiều bên nhằm huy động nguồn lực và chuyên môn hiệu quả. Đặc biệt, các tổ chức xã hội chú trọng cách tiếp cận dựa vào nội lực cộng đồng, thúc đây sự tham gia của cộng đồng giúp các hỗ trợ mang tính bền vững.
Bên cạnh đó, các tổ chức xã hội đã tiến hành các khảo sát và phân tích để kịp thời đóng góp ý kiến với Chính phủ, kết nối các hoạt động của nhiều bên để đạt hiệu quả trợ giúp tối ưu. Có thể kể đến sự phối hợp của các tổ chức trong M.net cùng Bộ LĐ-TB-XH để đóng góp ý kiến trong quá trình chính phủ xây dựng và thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động qua Gói cứu trợ 62 nghìn tỉ và Gói cứu trợ 26 nghìn tỉ. Nghiên cứu của Viện SocialLife tháng 8 năm 2021 đã tiến hành khảo sát trực tuyến về đời sống người dân tại TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai , đặc biệt là các nhóm yếu thế, người di cư mắc kẹt tại thành phố, dự báo tình hình, nhận thức của người dân về dich COVID-19, đề xuất những giải pháp giải quyết các vấn đề đang đặt ra như: khó khăn trong tiếp cận nhu yếu phẩm, dịch vụ thiết yếu hàng ngày, căng thẳng tâm lý xã hội, kết nối thông tin, và đã đóng góp thiết thực cho quá trình ra quyết định chính sách của Chính phủ.
Phát biểu
Bác sĩ Nguyễn Thu Giang, Phó Viện trưởng Viện LIGHT: “Đại dịch COVID-19 không chỉ ảnh hưởng tới nền kinh tế và thu nhập của người dân, mà đang làm lộ rõ tác động không hề nhỏ đến các vấn đề khác trong đời sống xã hội như sức khỏe tâm thần của người dân, đặc biệt những nhóm dân cư dễ bị tổn thương như người lao động tự do, người nghèo, phụ nữ, trẻ em hay các vấn đề về bình đẳng giới, lỗ hổng trong hệ thống an sinh xã hội… Chúng tôi khuyến nghị các chính sách hỗ trợ, phục hồi và thích ứng với các diến tiến của đại dịch COVID-19 cần xem xét kỹ lưỡng, đa chiều kinh tế, xã hội, đặc biệt yếu tố giới, y tế và sức khỏe tâm thần; quá trình xây dựng chính sách phải có tham vấn ý kiến của đại diện các nhóm dễ bị tổn thương và các nhóm có thể bị ảnh hưởng nhất bởi đại dịch COVID-19”.

Ông Phạm Quang Tú, Phó Giám đốc, Tổ chức Oxfam tại Việt Nam: “Kết nối đa bên giữa các cơ quan Bộ, Ban, ngành của Chính phủ với khối xã hội, doanh nghiệp và người dân là đặc biệt quan trọng trong xây dựng và triển khai chính sách hỗ trợ, phục hồi và thích ứng với các diến tiến của đại dịch COVID-19. Việc kết hợp đa bên này không chỉ giúp huy động nguồn lực tài chính, mà còn phát huy được các sáng kiến cộng đồng, thúc đẩy tính hiệu quả và kịp thời trong triển khai, và không chồng chéo trong hoạt động”.
Thông tin dành cho báo chí
Viện Phát Triển Sức khỏe Cộng đồng Ánh Sáng – LIGHT là một tổ chức phi chính phủ, hoạt động phi lợi nhuận và vì mục đích nhân đạo. LIGHT cam kết tham gia vào sự phát triển cộng đồng, nâng cao sức khoẻ cho người dân và góp phần hỗ trợ chính phủ trong việc xây dựng và thực thi các chính sách. LIGHT là một thành viên thuộc Mạng lưới Hành động vì lao động di cư (M.net) được thành lập từ năm 2014, với 6 thành viên là tổ chức xã hội/tổ chức phi chính phủ trong nước, hoạt động tích cực nhằm bảo vệ và thúc đẩy quyền và tiếng nói của lao động di cư, bao gồm: Viện Phát triển Sức khỏe Cộng đồng Ánh Sáng – LIGHT, Trung tâm Phát triển và Hội nhập – CDI, Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển Cộng đồng - GFCD, , Hội Bảo trợ Tư pháp cho người nghèo Việt Nam - VIJUSAP, Trung tâm Nghiên cứu Tư vấn Công tác Xã hội và Phát triển Cộng đồng – SDRC, Trung tâm Nghiên cứu Hỗ trợ Gia đình và Phát triển Cộng đồng (CFSCD).