
By the end of 2020, the number of people participating in voluntary social insurance (social insurance) reached about 1,013,000 people; This is a very small number compared to 35 million informal workers who are currently participating in voluntary social insurance according to the law.
This fact is recognised in the study "Overview of the social insurance system in Vietnam" conducted by Oxfam in Vietnam and the Network of Action for Migrant Workers (M.net). The research was shared at the Seminar "Voluntary social insurance and opportunities for access of informal workers" held in Hanoi, December 21, 2021.
In comparison with the international standards and experiences, Vietnam's social insurance policy system is relatively complete and meets the general trend. Specifically, the social insurance system in Vietnam is gradually improving towards the common goal of universal social security coverage, aiming to be similar to international standards on expanding social security coverage while increasing the welfare of the participants; Compulsory social insurance has provided full benefits for employees.
However, the majority of unskilled workers are seriously lacking in protection regimes through the social security system even though they have joined the formal labour force. The rate of participation in compulsory social insurance of registered business owners is only about 3-17%. The rate of participation in compulsory social insurance also depends largely on the form of labour contract. Employees working under short-term contracts from 3 months to less than 1 year or less than 3 months are usually not entitled to the compulsory social insurance regime as prescribed.

Some of the key recommendations that the Research proposes to increase coverage of social insurance include:
For both types of social insurance, it is necessary to adapt flexible changes - reduce or eliminate regulations - on the minimum number of years employees pay social insurance to enjoy the monthly pension.
For the compulsory social insurance program, increase appropriately the adjusted monthly income that is put into the compulsory social insurance to ensure the purchasing power of these contributions when converted to the present due to the impact of inflation over time.
For the voluntary social insurance program, increase appropriately the adjustment of monthly income paid for voluntary social insurance to ensure the purchasing power of these contributions when converted to the present due to the impact of inflation according to the current time; deploying flexible short-term social insurance packages (such as sickness, maternity, family allowance); there should be a change in the regulations on payment, benefits and payment support regimes for different labour groups to suit the characteristics of work (related to income) and family; There should be other supporting policies such as support for opportunities to access capital for self-employed workers and establishment owners.
Độ bao phủ của Bảo hiểm Xã hội với người lao động phi chính thức còn thấp & các Khuyến nghị
Tính đến cuối năm 2020, số người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện đạt khoảng 1.013.000 người; đây là con số rất nhỏ so với 35 triệu lao động phi chính thức hiện đang là đối tượng tham gia BHXH tự nguyện theo quy định pháp luật.
Thực tế trên được ghi nhận trong nghiên cứu “Tổng quan và phân tích chính sách Bảo hiểm xã hội Việt Nam” do Oxfam tại Việt Nam cùng mạng lưới Hành động Vì người lao đông di cư (M.net) thực hiện. Nghiên cứu được chia sẻ tại Tọa đàm “Bảo hiểm xã hội tự nguyện và cơ hội tiếp cận của lao động phi chính thức” tổ chức tại Hà Nội, ngày 21/12/2021.
So với các tiêu chuẩn và kinh nghiệm quốc tế, hệ thống chính sách BHXH Việt Nam đã tương đối đầy đủ và đáp ứng xu thế chung. Cụ thể là, hệ thống BHXH ở Việt Nam đang từng bước hoàn thiện hướng tới mục tiêu chung là bao phủ an sinh xã hội (ASXH) toàn dân, hướng đến mục tiêu tương đồng với các tiêu chuẩn quốc tế về mở rộng độ bao phủ theo chiều rộng đồng thời gia tăng phúc lợi cho người tham gia; BHXH bắt buộc đã cung cấp đầy đủ các chế độ hưởng cho người lao động.
Tuy nhiên, đa phần người lao động phổ thông đang thiếu vắng nghiêm trọng chế độ bảo vệ thông qua hệ thống ASXH dù họ đã tham gia lực lượng lao động chính thức. Tỷ lệ tham gia BHXH bắt buộc của các chủ cơ sở đã có đăng ký kinh doanh chỉ vào khoảng khoảng 3-17%. Tỷ lệ tham gia BHXH bắt buộc cũng phụ thuộc lớn vào hình thức hợp đồng lao động. Lao động làm việc theo hợp đồng ngắn hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm hoặc dưới 3 tháng thường không được thực hiện chế độ BHXH bắt buộc theo quy định.
Tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện của lao động phi chính thức là chủ cơ sở, lao động tự làm và lao động gia đình rất thấp ngay cả khi họ thu nhập của họ cao hơn chuẩn nghèo.
Nghiên cứu nêu ra một số rào cản về chính sách khiến người lao động đắn đo khi tham gia BHXH, đặc biệt là BHXH tự nguyện.
Đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc, mức tiền lương bình quân tháng đóng BHXH có xu hướng gia tăng kể từ năm 2007 đến nay và tăng mạnh hơn kể từ năm 2016, nhưng mức hưởng thực tế các chế độ BHXH bắt buộc lại giảm dần, đặc biệt là đối với quỹ hưu trí – tử tuất nói chung và khoản lương hưu hàng tháng nói riêng. Điều này cho thấy mức hưởng của người lao động khi tham gia BHXH bắt buộc chưa được điều chỉnh tương xứng với sự gia tăng của lạm phát.
Đối với BHXH tự nguyện, Luật BHXH năm 2014 có hiệu lực vào năm 2022 quy định số năm đóng BHXH tăng thêm 5 năm so với quy định trước đây thì người lao động mới nhận được mức hưởng hưu trí tối đa. Mặc dù chế độ hưu trí và tử tuất trong chính sách.
BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện về cơ bản là khá tương đồng, nhưng vẫn có một số khác biệt như chế độ hưu trí của BH XH tự nguyện không có hưu trước tuổi, hưu do suy giảm khả năng lao động; chế độ tử tuất của BHXH tự nguyện không có chế độ tuất hàng tháng mà chỉ có tuất một lần. Quyền lợi của người tham gia BHXH tự nguyện ít hơn BHXH chính thức, không có các chế độ ngắn hạn khác như chế độ thai sản, ốm đau bệnh tật, và tai nạn lao động/ bệnh nghề nghiệp.
Nghị quyết số 28-NQ/TW “Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội” đã đề các chỉ tiêu: đến năm 2025, nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 2,5% lực lượng lao động trong độ tuổi. Đến năm 2030, khoảng 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 5% lực lượng lao động trong độ tuổi.
Một số khuyến nghị chính mà Nghiên cứu đề xuất nhằm tăng độ bao phủ của BHXH bao gồm:
Đối với cả hai loại hình BHXH, cần thay đổi theo hướng linh hoạt - giảm bớt hoặc bỏ quy định - về số năm người lao động đóng BHXH tối thiểu để được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng.
Đối với chương trình BHXH bắt buộc, tăng mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng
BHXH bắt buộc một cách phù hợp để đảm bảo về sức mua của các khoản đã đóng này khi quy đổi về hiện tại do tác động của lạm phát theo thời gian.
Đối với chương trình bảo hiểm xã hội tự nguyện, tăng mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXHTN một cách phù hợp để đảm bảo về sức mua của các khoản đã đóng này khi quy đổi về hiện tại do tác động của lạm phát theo thời gian; triển khai các gói BHXH ngắn hạn linh hoạt (như ốm đau, thai sản, trợ cấp gia đình); cần có sự thay đổi về quy định đóng, hưởng và các chế độ hỗ trợ mức đóng với các nhóm lao động khác nhau cho phù hợp với các đặc trưng công việc (liên quan tớ i thu nhập) và gia đình; cần có chính sách hỗ trợ khác như hỗ trợ về cơ hội tiếp cận vốn với nhóm lao động tự làm và chủ cơ sở.
Ông Phạm Quang Tú, Phó Giám đốc tổ chức Oxfam tại Việt Nam, phát biểu tại tọa đàm: “Chúng tôi cho rằng Việt Nam cần phát triển một hệ thống an sinh xã hội đa dạng, đa tầng, hiện đại và tích hợp theo các nguyên tắc phổ quát, bình đẳng, công bằng, chia sẻ và bền vững, cho tất cả người lao động. Các định hướng chính sách BHXH cần từng bước bổ sung thêm các chế độ bảo vệ trong BHXH tự nguyện để thu hẹp khoảng cách về chế độ giữa BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc. Trong quá trình sửa đổi bổ sung chính sách, tiếng nói của người lao động cần được các nhà hoạch định chính sách tôn trong, cân nhắc, và áp dụng một cách phù hợp”.
Bác sĩ Nguyễn Thu Giang, Viện trưởng Viện LIGHT nhấn mạnh: “Các chính sách An sinh xã hội được xây dựng và đánh giá dựa trên 3 tiêu chí chính là Diện bao phủ - Tính đầy đủ và Tính bền vững. BHXH là một trụ cột quan trọng trong hệ thống An sinh xã hội Việt nam. Với tỷ lệ bao phủ của BHXH còn thấp, số người tham gia BHXH tự nguyện còn rất ít trong khi nhóm lao động khu vực phi chính thức lại chiếm tỷ trong lớn trong cơ cấu việc làm, chúng ta cần phải xem xét chính sách BHXH tự nguyện một cách toàn diện hơn, bap gồm cả việc điều chỉnh chính sách phù hợp, đáp ứng nhu cầu của người dân, đặc biệt là các nhóm lao động tự do, việc thực thi chính sách cần tạo điều kiện và hiệu quả hơn, truyền thông cần dễ hiểu và đúng đối tượng hơn, cần có sự tham gia tích cực của các tổ chức xã hội, các nhóm đối tượng hưởng lợi vào quá trình xây dựng và thực thi, giám sát đánh giá”.

THÔNG TIN DÀNH CHO BIÊN TẬP
- Nghiên cứu “Tổng quan và phân tích chính sách Bảo hiểm xã hội Việt Nam” được thực hiện trong khuôn khổ Dự án “Việc làm tử tế và An sinh Xã hội” do Vụ Hợp tác phát triển Bỉ (DGD) tài trợ, Oxfam và M.net phối hợp triển khai trong 5 năm, từ 2017-2021, với mục đích xây dựng và vân hành mô hình tổ chức xã hội hỗ trợ tổ chức người lao động di cư để có tiếng nói đại diện nhằm vận động chính sách và thực hành về quyền lao động và quyền tiếp cận an sinh xã hội cho người lao động di cư từ nông thôn ra đô thị. Dự án được thực hiện ở thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, và các tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương.
- Mạng lưới Hành động vì lao động di cư (M.net) được thành lập từ năm 2014, với 6 thành viên là tổ chức xã hội/tổ chức phi chính phủ trong nước, hoạt động tích cực nhằm bảo vệ và thúc đẩy quyền và tiếng nói của lao động di cư, bao gồm: Viện Phát triển Sức khỏe Cộng đồng Ánh Sáng – LIGHT, Trung tâm Phát triển và Hội nhập – CDI, Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển Cộng đồng - GFCD, , Hội Bảo trợ Tư pháp cho người nghèo Việt Nam - VIJUSAP, Trung tâm Nghiên cứu Tư vấn Công tác Xã hội và Phát triển Cộng đồng – SDRC, Trung tâm Nghiên cứu Hỗ trợ Gia đình và Phát triển Cộng đồng (CFSCD).
Mời các bạn đọc nghiên cứu “Tổng quan và phân tích chính sách Bảo hiểm xã hội Việt Nam”.