(TBTCO) - Sharing with the TBTCVN reporter, Mr. Pham Quang Tu - Deputy Country Director of Oxfam in Vietnam said that the contents are related to the mobilisation, distribution and management of voluntary donations through the calls of individuals and organisations in the newly issued Decree 93/2021/ND-CP will contribute to ensuring the publicity and transparency of these activities. Thereby, it is hoped that it will contribute to increasing the efficiency and closing the "gap" in the individual's charity donation campaign in the recent times.

Oxfam's relief work in Bac Tra My district, Quang Nam Province
Reporter: The Government has just issued Decree 93/2021/ND-CP (Decree 93) for amending and replacing Decree 64/2008/ND-CP (Decree 64) on mobilisation, receipt, distribution and using voluntary contributions to help relief consequences caused by natural disasters, epidemics, accidents... Do you have any comments about the drafting committee's adaptation of various suggestions on the contents of the new decree in comparison to Decree 64?
Mr. Pham Quang Tu: It can be seen that the changes in Decree 93 compared to Decree 64 and the previous draft are quite good. We appreciate that the Drafting Committee has adapted the comments of stakeholders in the process of drafting the decree. When comparing the two drafts in December 2020 and the recently issued Decree 93, it can be seen that the Drafting Committee has taken into account many comments from stakeholders in the finalisation process of the proposal. In which, notably, the Drafting Committee has supplemented and clarified the targets of application of the decree, including those involved in advocacy; organisations and individuals making voluntary contributions and beneficiaries. Especially, for the subjects involved in advocacy, Decree 93 has extended to most of the organisations and individuals currently participating in the actual mobilisation and relief.
In addition, Decree 93 also added regulations to enhance professionalism and ensure publicity and transparency in receiving and distributing voluntary donations. These regulations are expected to contribute to ensuring the effectiveness of the voluntary contribution mobilisation process of relevant organisations and individuals.
Reporter: Recently, the publicity of bank statements and charity donations of some artists such as Thuy Tien, Hoai Linh... has become a huge topic and cause a lot of interests from the public, which shows the need to improve management of this issue. The contents related to the management of voluntary contributions through individual calls have been mentioned in Decree 93. What do you think about these regulations?
Mr. Pham Quang Tu: It is true that recently, the participation in charity donations of artists is posing the need of publicity, transparency and insurance of the effectiveness of fundraising activities for charity of individuals, including artists and celebrities.
In Decree 93, there are specific regulations on individuals participating in campaigning. We find these regulations to be appropriate and contribute to ensuring the openness, transparency and efficiency in the charitable fundraising process of individuals. Hopefully, these regulations will help "close" the loophole, which has led to the recent uproar in public opinion for individuals and artists participating in charity donation campaigns.

Reporter: From the perspective of an organisation with experiences in relief and charity activities, in your opinion, how can we manage the resources of individual donations closely, avoiding profiteering or taking advantage of activities that infringes upon national security and social order and safety?
Mr. Pham Quang Tu: Fundamentally, we think that the new decree can solve the problems in the above question. However, it can be seen that these regulations are still principled. Therefore, in order for each individual or organisation to participate in the campaign to ensure effectiveness, rigour, and avoid profiteering, besides the provisions in the current decree, it is necessary to have more specific guidelines for this activity. This is like building a set of manuals for campaigns and relief activities, helping individuals and organisations to understand for practical implementation to ensure professionalism, rigour, publicity, transparency and efficiency.
Oxfam's experience in delivering humanitarian aid around the world shows that the most important point is that organisations, especially professional organisations, need to build their own processes to ensure the effectiveness of their operations. This is the guideline for organising activities to ensure methodical and rigourous operation right from the stage of mobilisation to the receiving ends, distribution and use.
The second lesson learned is that it is necessary to assess the damage as well as the needs of people and communities in areas affected by natural disasters, storms, floods and epidemics. Because if we do not assess the damage nor the needs of the people, often the support will not align with the actual situation of the people and the needs of the community.
The third key point is that, in the process of implementing charity and relief activities, it is necessary to coordinate with local authorities to organise and distribute these relief resources to the right people and ensure there is no overlap or waste in the process of distributing these valuable contributions from society.
Reporter: Thank you sir!
Source: Thời báo Tài chính Việt Nam
Bít lại “lỗ hổng” trong vận động quyên góp từ thiện của cá nhân
(TBTCO) - Chia sẻ với phóng viên TBTCVN, ông Phạm Quang Tú - Phó Giám đốc Quốc gia Tổ chức Oxfam tại Việt Nam cho rằng, các nội dung liên quan đến vận động, phân phối và quản lý các nguồn đóng góp tự nguyện thông qua kêu gọi của cá nhân và tổ chức trong Nghị định 93/2021/NĐ-CP mới ban hành sẽ góp phần đảm bảo tính công khai, minh bạch của các hoạt động này. Qua đó, hy vọng sẽ góp phần tăng cường hiệu quả và bít lại “lỗ hổng” trong hoạt động vận động quyên góp từ thiện của cá nhân trong thời gian qua.
PV: Chính phủ vừa ban hành Nghị định 93/2021/NĐ-CP (Nghị định 93) sửa đổi, thay thế Nghị định 64/2008/NĐ-CP (Nghị định 64) về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố... Ông có bình luận gì về việc tiếp thu ý kiến đóng góp của ban soạn thảo về các nội dung trong nghị định mới này so với Nghị định 64?
Ông Phạm Quang Tú: Có thể thấy rằng, những thay đổi trong Nghị định 93 so với Nghị định 64 và dự thảo trước đây là khá tốt. Chúng tôi đánh giá cao việc Ban soạn thảo đã tiếp thu ý kiến đóng góp của các bên liên quan trong quá trình xây dựng nghị định. Khi so sánh giữa hai dự thảo hồi tháng 12/2020 và Nghị định 93 vừa mới ban hành, có thể nhận thấy ban soạn thảo đã tiếp thu khá nhiều những ý kiến đóng góp của các bên liên quan đối với quá trình hoàn thiện nghị định sửa đổi. Trong đó, đáng chú ý, ban soạn thảo đã bổ sung và làm rõ thêm các đối tượng áp dụng của nghị định gồm đối tượng tham gia vận động; tổ chức, cá nhân đóng góp tự nguyện và người hưởng lợi. Đặc biệt, với đối tượng tham gia vận động, Nghị định 93 đã mở rộng đến hầu hết các tổ chức và cá nhân hiện đang tham gia vận động, cứu trợ trên thực tế hiện nay.
Bên cạnh đó, Nghị định 93 cũng đã bổ sung các quy định nhằm tăng cường tính chuyên nghiệp và đảm bảo công khai, minh bạch trong hoạt động vận động tiếp nhận và phân phối sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện. Những quy định này được kỳ vọng sẽ góp phần đảm bảo tính hiệu quả của quá trình tham gia vận động đóng góp tự nguyện của các tổ chức và cá nhân có liên quan.
PV: Thời gian gần đây, câu chuyện sao kê, công khai từ thiện của một số nghệ sĩ như Thủy Tiên, Hoài Linh… khiến dư luận rất quan tâm và xôn xao, cho thấy cần quản lý tốt hơn vấn đề này. Các nội dung liên quan đến quản lý các nguồn đóng góp tự nguyện thông qua kêu gọi của cá nhân đã được đề cập trong Nghị định 93. Ông nhìn nhận như thế nào về những quy định này?
Ông Phạm Quang Tú: Đúng là thời gian gần đây, việc tham gia quyên góp từ thiện của các nghệ sĩ đang đặt ra vấn đề cần phải công khai, minh bạch và đảm bảo tính hiệu quả của các hoạt động vận động quyên góp từ thiện của các cá nhân, bao gồm các nghệ sĩ và những người nổi tiếng.
Trong Nghị định 93, đã có quy định cụ thể về cá nhân tham gia vận động. Chúng tôi nhận thấy những quy định này là phù hợp và góp phần giúp đảm bảo tính công khai, minh bạch và hiệu quả trong quá trình vận động từ thiện của các cá nhân. Hy vọng, những quy định này sẽ giúp “bít” lại lỗ hổng, đã dẫn đến những ồn ào, xôn xao trong dư luận gần đây đối với các cá nhân, nghệ sĩ tham gia vận động quyên góp từ thiện.
PV: Từ góc nhìn của một tổ chức có kinh nghiệm trong các hoạt động cứu trợ, từ thiện, theo ông, cần quản lý nguồn đóng góp cá nhân kêu gọi như thế nào cho chặt chẽ, tránh trục lợi hoặc lợi dụng để thực hiện các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội?
Ông Phạm Quang Tú: Chúng tôi cho rằng, về cơ bản nghị định mới có thể giải quyết được những vấn đề trong câu hỏi trên. Tuy nhiên có thể thấy, các quy định này vẫn còn mang tính nguyên tắc. Vì thế, để mỗi một cá nhân hay một tổ chức khi tham gia vận động đảm bảo tính hiệu quả, chặt chẽ, tránh trục lợi thì bên cạnh việc quy định tại nghị định như hiện nay, rất cần có thêm các hướng dẫn cụ thể đối với hoạt động này. Điều đó giống như việc xây dựng một bộ cẩm nang cho các hoạt động vận động và cứu trợ, giúp cho các cá nhân, tổ chức nắm rõ để triển khai trên thực tế đảm bảo tính chuyên nghiệp, chặt chẽ, công khai, minh bạch và hiệu quả.
Bài học kinh nghiệm của Oxfam trong quá trình thực hiện cứu trợ nhân đạo trên toàn thế giới cho thấy, điểm quan trọng nhất là các tổ chức, đặc biệt là các tổ chức chuyên nghiệp cần xây dựng quy trình của mình để đảm bảo hiệu quả. Đây chính là kim chỉ nam để tổ chức hoạt động đảm bảo bài bản, chặt chẽ ngay từ khâu vận động đến khu tiếp nhận phân phối và sử dụng.
Kinh nghiệm thứ hai là cần phải đánh giá được thiệt hại cũng như nhu cầu của người dân và cộng đồng ở các nơi bị thiên tai, bão lũ và dịch bệnh. Bởi vì nếu chúng ta không đánh giá được thiệt hại cũng nhưng không đánh giá được nhu cầu của người dân thì nhiều khi những hỗ trợ sẽ không đúng với thực trạng của người dân không đúng nhu cầu của cộng đồng.
Điểm thứ ba là, trong quá trình triển khai các hoạt động từ thiện, cứu trợ, cần có sự phối hợp với chính quyền địa phương để tổ chức, phân phối các nguồn cứu trợ này đến đúng đối tượng và đảm bảo không chồng chéo, không lãng phí trong quá trình phân phối các nguồn đóng góp quý giá này từ xã hội.
PV: Xin cảm ơn ông!
Nguồn: Thời báo Tài chính Việt Nam