
Toàn cảnh phiên thảo luận về chuỗi lúa gạo
Ảnh: VnExpress
Tại Diễn đàn Mekong Startup 2022 vừa qua ở Đồng Tháp, Oxfam đã tham dự phiên thảo luận về bối cảnh và giải pháp cho sản xuất lúa gạo, đồng thời giới thiệu giải pháp công nghệ giúp kiểm soát phát thải trong chuỗi.
Để đáp ứng được xu hướng và yêu cầu của thị trường về nông nghiệp phát thải thấp, người dân cần có công cụ và cần được tạo cơ hội để tham gia.
Với mục tiêu đó, Oxfam và đối tác xây dựng ứng dụng RICE Hero, giúp người nông dân và doanh nghiệp theo dõi kiểm soát lượng phát thải khí nhà kính, từ đó điều chỉnh kỹ thuật canh tác và đầu vào phù hợp. Ứng dụng cũng giúp cơ quan chức năng kiểm kê lượng phát thải trong ngành sản xuất lúa gạo.
Oxfam cũng làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường để xây dựng biểu mẫu và phương thức gán nhãn (xanh, vàng, đỏ) cho doanh nghiệp theo tiêu chí khí hậu và môi trường.
Theo ông Nguyễn Đình Công, Chuyên gia về Biến đổi khí hậu, Oxfam tại Việt Nam, Nông nghiệp phát thải thấp, nông nghiệp chính xác* là hướng đi cho hiện đại hóa, và là cơ hội đổi mới sáng tạo cho các sản phẩm phù hợp với Việt Nam, với chất lượng quốc tế và giá thành thấp hơn. Điều người dân cần là tăng cường sự liên kết để tạo nên mô hình lớn, quy mô lớn, được hỗ trợ chuyển đổi số, và tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu.
Oxfam luôn đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp, và chính phủ trong lộ trình tăng trưởng xanh và phát triển bao trùm .
—-
Theo Báo cáo “Hướng tới Chuyển đổi Nông nghiệp Xanh ở Việt Nam: Chuyển sang mô hình lúa gạo carbon thấp” của Ngân hàng Thế giới năm 2021, lượng phát thải nông nghiệp của Việt Nam chiếm khoảng 19% tổng lượng phát thải cả nước, trong đó riêng lượng phát thải từ lúa chiếm đến 48%.
*Nông nghiệp chính xác là loại hình nông nghiệp tích hợp nền tảng công nghệ thông tin hiện đại vào quá trình sản xuất.