
Toàn cảnh Diễn đàn
Trong bối cảnh ngành tôm gặp nhiều khó khăn như biến đổi khí hậu và đại dịch COVID-19, Diễn đàn tôm Việt với chủ đề "Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển bền vững ngành tôm Việt Nam" đã thu hút hơn 450 đại biểu tới dự, là các hộ nuôi tôm, doanh nghiệp chế biến/xuất khẩu, các nhà hoạch định chính sách và các nhà khoa học.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết Diễn đàn nhằm thảo luận các định hướng mới về phát triển kinh tế nông nghiệp trong xu thế hội nhập EVFTA, cần thiết hỗ trợ các giải pháp công nghệ mới, thúc đẩy ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển ổn định bền vững.
- Theo các đại biểu, việc chuyển giao các công nghệ tiến bộ (như công nghệ sinh học, công nghệ xử lý chất thải, các ứng dụng quản lý nông trại, kết nối thị trường) đã giúp nâng cao năng suất và chất lượng tôm, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu.
- Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ vào nuôi tôm còn gặp nhiều bất cập như chi phí đầu tư lớn; quy mô của nhiều hộ dân còn manh mún, nhỏ lẻ; trình độ của người dân không đồng đều; và hệ thống hạ tầng tại một số vùng nuôi trồng thủy sản tập trung chưa được đầu tư đồng bộ.
Diễn đàn Tôm Việt 2022 nằm trong khuôn khổ dự án “Tăng cường bình đẳng giới và đầu tư kinh doanh nông nghiệp có trách nhiệm ở Đông Nam Á" (GRAISEA), do Oxfam tại Việt Nam, Trung tâm ICAFIS và Tổng cục Thuỷ sản tổ chức, Đại sứ quán Thụy Điển tại Bangkok tài trợ.
Đọc thêm về các giải pháp nhiều chiều được các đại biểu đưa ra tại Diễn đàn