In an interview with the TBTCVN reporter, Pham Quang Tu - Deputy Director of Oxfam Vietnam said that publicity, transparency and responsibility are the top criteria to ensure effective and sustainable donations and relief.

Reporter: Recently, the Ministry of Finance has announced and consulted for the draft amendment of Decree 64/2008/ND/ND-CP (ND 64) on mobilization, receipt, distribution and use of voluntary contributions to support overcoming difficulties caused by natural disasters, epidemics and incidents; support patients with critical illnesses. Could you please tell me your opinion on the amendment of Decree 64?
Mr. Pham Quang Tu: Decree 64 was issued in 2008. At that time, Vietnam was still on the list of low-income countries and the issuance of Decree 64 was mainly to regulate the urgent humanitarian assistance of abroad for Vietnam.
However, in recent years, the movement of individuals to do charity work and provide relief during natural disasters, storms, floods, epidemics of individuals has been very active. At the same time, the State also has a common policy of creating favorable conditions for people to reciprocate and help each other, thereby reducing the burden on the State. Therefore, Decree 64 is no longer relevant, if it is not changed, it will limit and hinder the people's philanthropic intentions. In addition, Decree 64 was promulgated to guide the implementation of the 2002 Law on State Budget (State Budget) and the Law on the Fatherland Front (Fatherland Front) 1999. Up to now, these laws have all been revised, so according to the provisions of the Law on Promulgation of Legal Documents in 2015, Decree 64 also expires.
The amendment of Decree 64 is highly supported, especially in the recent time of storm and flood recovering in the Central region, there have been many conflicting opinions about the provisions of this Decree. I highly appreciate the necessity and response of the Government and the Prime Minister when requesting the amendment of Decree 64. I also appreciate the quick intervention of the Ministry of Finance, within a short time after the issuance of Decree 64. With the guidance of the Prime Minister, the Ministry of Finance quickly completed the draft and made it available for public comment.
Reporter: Compared to the old Decree 64, what is the new key point of the draft of the Ministry of Finance that you are most interested in?
Mr. Pham Quang Tu: The draft decree provides regulations to facilitate all individuals and organizations involved in emergency relief work. This is a very welcome and outstanding new point of the new draft compared to the old regulation. Previously, this work was carried out by the Fatherland Front, the Red Cross, social - charity funds and the press agency. The draft has expanded the subjects who can mobilize, receive, distribute and use aid, especially individuals. This new regulation ensures compatibility with the provisions of the Civil Code and aligns with the current increase of people's participation in charity work and humanitarian relief.
Reporter: How do you rate the disclosure of voluntary contributions mentioned by the Ministry of Finance in this draft revised decree? With the two options proposed by the Ministry of Finance in the draft, which one do you personally think is reasonable?
Mr. Pham Quang Tu: Publicity, transparency and responsibility in the use of donations are the top criteria to ensure effective and long-term sustainability of donations and relief. However, how transparency should be executed depends on the audience.
“Although Decree 64 and the new draft focus mainly on mobilizing, receiving, distributing and using donations for natural disasters, epidemics, emergency incidents and supporting patients with critical illnesses, however, in my opinion, the scope of regulation should separate the issue of supporting patients with critical illnesses, only within the scope of natural disasters, epidemics and emergency incidents. In addition, besides this decree, the National Assembly and Government should consider developing a law on charity, to create a legal corridor for people to do charity as their daily work - Mr. Pham Quang Tu.

Receipts of support and publicity should be divided into two groups. One is the source supported by foreign individuals and organizations through the Fatherland Front and the Red Cross. The second is the contribution of individuals to an individual calling for it. Both of these subjects receive donations to support othẻ people, so they both need to ask for publicity and transparency, however, the two methods of publicity and transparency are different. If the Red Cross is to call for and receive all contributions in the name of the State, then they must disclose to all of the people how much they receive, how they manage and use them. As for individuals, the person who stands to receive donations needs to be accountable to those who have contributed to them.
The two options that the Ministry of Finance offers about the disclosure to individuals, I favor option 1 more. In particular, individuals need to notify and coordinate with local authorities where relief is being carried out. Coordination with local authorities in the relief process is essential. Because, without coordination with local authorities, the sources of support are sometimes not for the right audience, not for the right needs and overlapping. The local authorities will understand the local situation best and they know where more support is needed, what is needed, leading to a higher efficiency in the relief work.
Reporter: What recommendations do you have for the drafting committee to amend the decree to make regulations on the mobilization and use of this support really effective?
Mr. Pham Quang Tu: In my opinion, this draft is still not clear and does not provide a process to ensure the effective mobilization, receipt, management and use of relief resources.
The draft is open to individuals, but not many organizations. Currently, the participating organizations are the Fatherland Front, the Red Cross Society. I think it is necessary to expand the participants who are social organizations whose functions and tasks are suitable for relief work.
Currently, Decree 64 and this new draft are stipulating that most of the focal points to receive support are the Fatherland Front, but when reviewing the Law on Fatherland Front, the Fatherland Front does not have this function. If this is still the case, it is necessary to add that function to the Fatherland Front. Or if not corrected, the Red Cross Society with the function of receiving, managing and using the aid can act as the focal point representing the Government of Vietnam in receiving aid contribute to the State of Vietnam.
Finally, Decree 64 as well as this draft only mentions the mobilization of relief resources and allocation, management and use without the damage assessment step. In order to mobilize, you need to know how much damage is. Therefore, I propose an additional step of damage assessment before mobilizing, receiving, managing and using relief resources.
PV: Thank you sir!
According to Mr. Pham Quang Tu, Oxfam's experience shows that it is very necessary to have reconstruction relief after natural disasters and incidents, and it is necessary to balance and harmonize between emergency relief on the spot and reconstruction afterwards. Therefore, regulations on supporting life reconstruction after natural disasters, epidemics and emergencies should be included in the draft of a new decree in the stage of using aid. At the same time, in the revised decree, there should be an appendix guiding the process of damage assessment, mobilizing, receiving, managing and using this support step by step. This process resembles a manual so that charity and relief workers can know what to do to ensure efficiency, no waste, no overlap in implementation.
Source: Vietnam Financial Times
[Vietnamese]
Công khai nguồn đóng góp tự nguyện là hoàn toàn hợp lý
Trả lời phỏng vấn phóng viên TBTCVN, ông Phạm Quang Tú - Phó Giám đốc Tổ chức Oxfam Việt Nam cho rằng, công khai, minh bạch, có trách nhiệm là những tiêu chí hàng đầu để đảm bảo nguồn đóng góp, cứu trợ có hiệu quả và bền vững lâu dài.
PV: Mới đây, Bộ Tài chính đã công bố và xin ý kiến cho dự thảo sửa đổi Nghị định 64/2008/NĐ/NĐ-CP (NĐ 64) về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo. Xin ông cho biết quan điểm của mình về việc sửa đổi NĐ 64?
Ông Phạm Quang Tú: NĐ 64 được ban hành vào năm 2008. Lúc đó Việt Nam vẫn đang nằm trong danh sách quốc gia có thu nhập thấp và việc ban hành NĐ 64 chủ yếu là để điều chỉnh những hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp của nước ngoài cho Việt Nam.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, phong trào đi làm từ thiện, cứu trợ mỗi khi thiên tai, bão lũ, dịch bệnh của các cá nhân rất sôi nổi. Đồng thời, Nhà nước cũng có chính sách chung là tạo điều kiện thuận lợi để người dân tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau, qua đó giảm bớt gánh nặng cho Nhà nước. Vì vậy, NĐ 64 không còn phù hợp nữa, nếu không thay đổi thì sẽ làm hạn chế, cản trở những tấm lòng thiện nguyện của người dân. Ngoài ra, NĐ 64 ban hành là để hướng dẫn thực hiện Luật Ngân sách nhà nước (NSNN) 2002, Luật Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) 1999. Đến nay, các luật này đều đã sửa đổi nên theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, NĐ 64 cũng hết hiệu lực.
Việc sửa đổi NĐ 64 là rất đáng hoan nghênh, đặc biệt trong thời gian vừa rồi việc khắc phục hậu quả đợt bão lũ miền Trung, xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều về các quy định của nghị định này. Tôi đánh giá cao tính cần thiết và phản ứng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ khi yêu cầu sửa đổi NĐ 64. Tôi cũng đánh giá cao sự vào cuộc nhanh chóng của Bộ Tài chính, chỉ trong một thời gian ngắn sau khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã nhanh chóng xây dựng xong dự thảo và đưa ra lấy ý kiến rộng rãi.
PV: So với NĐ 64 cũ, đâu là điểm mới của dự thảo của Bộ Tài chính soạn thảo mà ông tâm đắc nhất?
Ông Phạm Quang Tú: Dự thảo nghị định đưa ra quy định tạo thuận lợi cho tất cả các cá nhân và tổ chức tham gia vào công tác cứu trợ khẩn cấp. Đây là một điểm mới rất đáng hoan nghênh và nổi bật của dự thảo mới so với quy định cũ. Trước đây, công việc này do MTTQ, Hội Chữ thập đỏ, các quỹ xã hội - từ thiện và cơ quan báo chí đảm nhiệm. Dự thảo đã mở rộng chủ thể được vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng viện trợ, đặc biệt là các cá nhân. Quy định mới này đảm bảo tương thích với quy định của Bộ luật Dân sự và đảm bảo đáp ứng được thực tế là hiện nay, người dân tham gia công tác từ thiện, cứu trợ nhân đạo rất nhiều.
PV: Ông đánh giá thế nào về việc công khai nguồn đóng góp tự nguyện được Bộ Tài chính đề cập trong dự thảo nghị định sửa đổi này? Với 2 phương án mà Bộ Tài chính đưa ra trong dự thảo, cá nhân ông thấy phương án nào là hợp lý?
Ông Phạm Quang Tú: Công khai, minh bạch, có trách nhiệm trong việc sử dụng nguồn đóng góp là những tiêu chí hàng đầu để đảm bảo những đóng góp, cứu trợ có hiệu quả và bền vững lâu dài. Tuy nhiên, việc công khai minh bạch được thực hiện thế nào là tùy đối tượng.
“Mặc dù Nghị định 64 và dự thảo mới tập trung chủ yếu vào vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp cho thiên tai, dịch bệnh, sự cố khẩn cấp và hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, tuy nhiên, theo tôi phạm vi điều chỉnh nên tách vấn đề hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo ra, chỉ nên trong phạm vi thiên tai, dịch bệnh và sự cố khẩn cấp. Ngoài ra, bên cạnh nghị định này, Quốc hội, Chính phủ nên tính đến việc xây dựng luật về thiện nguyện, để tạo hành lang pháp lý cho người dân có thể làm từ thiện như công việc hàng ngày của họ” - ông Phạm Quang Tú.
Việc tiếp nhận hỗ trợ và công khai nên được chia thành 2 nhóm. Một là nguồn do các cá nhân, tổ chức nước ngoài ủng hộ thông qua MTTQ và Hội Chữ thập đỏ. Hai là đóng góp của các cá nhân cho 1 cá nhân đứng ra kêu gọi. Cả 2 chủ thể này đều tiếp nhận quyên góp, sau đó đi hỗ trợ cho người dân nên đều cần yêu cầu công khai, minh bạch nhưng hai cách thức công khai minh bạch là khác nhau. Nếu như Hội Chữ thập đỏ là nhân danh Nhà nước đứng ra kêu gọi và nhận tất cả nguồn đóng góp thì họ phải công khai toàn dân ở chỗ họ nhận được bao nhiêu, họ quản lý, sử dụng như thế nào. Còn đối với cá nhân, người đứng ra nhận quyên góp cần có trách nhiệm công khai với những người đã đóng góp cho mình.
Hai phương án mà Bộ Tài chính đưa ra về việc công khai đối với cá nhân, tôi ủng hộ phương án 1 hơn. Cụ thể, cá nhân cần thông báo và phối hợp với chính quyền địa phương nơi thực hiện cứu trợ. Việc phối hợp với chính quyền địa phương trong quá trình cứu trợ là rất cần thiết. Bởi vì, nếu không phối hợp với chính quyền địa phương thì các nguồn hỗ trợ đôi lúc không đúng đối tượng, không đúng nhu cầu và chồng chéo. Chính quyền địa phương sẽ hiểu thực trạng địa phương nhất và họ biết được nơi nào cần hỗ trợ hơn, cần cái gì, đem lại hiệu quả công tác cứu trợ cao hơn.
PV: Ông có khuyến nghị gì cho ban soạn thảo nghị định sửa đổi để quy định về việc huy động và sử dụng nguồn hỗ trợ này thực sự có hiệu quả?
Ông Phạm Quang Tú: Theo tôi, dự thảo lần này là vẫn chưa quy định được rõ ràng và chưa đưa ra được quy trình đảm bảo việc huy động, tiếp nhận, quản lý, sử dụng một cách có hiệu quả nguồn cứu trợ.
Dự thảo mở rộng cho cá nhân tham gia nhưng tổ chức thì chưa nhiều. Hiện vẫn giữ các tổ chức tham gia là MTTQ, Hội Chữ thập đỏ. Tôi nghĩ cần mở rộng thêm đối tượng tham gia là các tổ chức xã hội có chức năng nhiệm vụ phù hợp với công tác cứu trợ.
Hiện nay, NĐ 64 và dự thảo mới này đang quy định phần lớn đầu mối tiếp nhận hỗ trợ là MTTQ, nhưng khi rà soát Luật MTTQ thì MTTQ lại không có chức năng này. Nếu vẫn để nguyên điều này thì cần bổ sung thêm chức năng nhiệm vụ đó cho MTTQ. Hoặc nếu không sửa thì Hội Chữ thập đỏ có chức năng nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn cứu trợ có thể đứng ra là cơ quan làm đầu mối đại diện cho Chính phủ Việt Nam trong việc tiếp nhận nguồn viện trợ đóng góp cho Nhà nước Việt Nam.
Cuối cùng, trong NĐ 64 cũng như dự thảo này mới chỉ nói đến việc huy động nguồn cứu trợ và phân bổ, quản lý, sử dụng mà thiếu bước đánh giá thiệt hại. Muốn huy động được phải biết được thiệt hại bao nhiêu. Vì vậy, tôi đề xuất có thêm một bước là bước đánh giá thiệt hại trước khi huy động, tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn cứu trợ.
PV: Xin cảm ơn ông!
Theo ông Phạm Quang Tú, kinh nghiệm của Oxfam cho thấy, rất cần thiết có những cứu trợ tái thiết sau thiên tai, sự cố và cần cân bằng, hài hòa giữa cứu trợ khẩn cấp tại chỗ và tái thiết sau đó. Do đó, nên đưa quy định về hỗ trợ tái thiết cuộc sống sau thiên tai, dịch bệnh, sự cố khẩn cấp vào trong dự thảo nghị định mới vào bước sử dụng nguồn viện trợ. Đồng thời, trong nghị định sửa đổi nên có 1 phụ lục hướng dẫn quy trình về đánh giá thiệt hại, huy động, tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn hỗ trợ này từng bước một. Quy trình này giống như một cẩm nang để những người đi làm từ thiện, cứu trợ có thể biết cần phải làm gì để đảm bảo hiệu quả, không lãng phí, chồng chéo khi thực hiện.
Nguồn: Thời báo tài chính Việt Nam.