
On the morning of March 30th, at the workshop "Contributions to the Draft Amendment of Decree 64/2008/ND-CP" organised by Oxfam in Vietnam, several speakers raised concerns that many organisations and individuals doing charity work lack professionalism.
Real life stories
At the workshop, the delegates discussed contents such as: “A real story from the locality”; “Legal environment for relief and philanthropy work in Vietnam” and “Comment on draft Relief Procedures”.
The Ministry of Finance said, Decree No. 64/2008/ND-CP dated May 14, 2008 of the Government on “Mobilising, receiving, distributing and using voluntary contributions to support people to overcome difficulties due to natural disasters, fires, serious incidents, patients suffering from serious diseases” has created a legal framework for the Vietnam Fatherland Front and related agencies to mobilise, distribute and use resources to help people overcome difficulties and stabilise their lives after natural disasters and incidents. At the same time, the Decree has encouraged the community's contribution to charity activities, reducing the burden on the state budget.

However, after over 10 years of implementation, as assessed by the authorities, Decree No. 64/2008/ND-CP has revealed a number of shortcomings in the implementation process that need revising.
Mr. Pham Quang Tu - Deputy Director of Oxfam in Vietnam spoke at the workshop
Deputy Country Director of Oxfam in Vietnam, Mr. Pham Quang Tu said that it is time to amend the above Decree. “First, despite Vietnam's economic development, many people still need support to overcome poverty. Second, Vietnam has a tropical climate with regular storms, floods, and natural disasters. Third, Vietnam is already a lower middle-income country, so foreign aid and relief sources have decreased. Currently, there is a forming middle class with the tradition of "good leaves protecting tattered ones" - this is a tradition that needs to be nurtured and promoted."

Mr. Vu Xuan Viet, Program Manager of Humanitarian and Resilience at Oxfam in Vietnam, said that the flooding disasters in 2020 had caused a lot of damage to the central provinces with 130 deaths, nearly 300,000 households being flood-stricken; 30,000 hectares of agricultural land was damaged. 7 million people were affected, of which 1.3 million directly. The Ministry of Agriculture and Rural Development estimated the damage added up to VND 30,000 billion.
The government urgently spent VND 670 billion from the budget to support the provinces. There has also been a wave of charity and relief activities from organisations and individuals across the country to support people in the central region. Especially, singer Thuy Tien personally has called for nearly VND 200 billion.
Issues to be solved
According to lawyer Nguyen Tien Lap, from Law Firm NH Quang and associates, many things needed resolving when amending Decree 64/ND-CP. “In terms of policy and law, we need to address: Legitimacy; ensure publicity and transparency; ensure a fair and equitable distribution; logistics support; coordination mechanisms; concerted activities of local governments; ensure security and safety for assets and participants; consistent policies to encourage and support humanitarian work”, said lawyer Nguyen Tien Lap.
Dr. Nguyen Si Dung - Former Deputy Chairman of the Office of the National Assembly said: "The organizing of charity and relief work is still unprofessional, overlapping, and wasteful. Unfair distribution is causing disunity among the people; those who do charity and relief work are scorned, envied, or use charity, relief activities to make profits..."
“Therefore, it is necessary to have an appropriate way to honor individuals and organisations with achievements in charity and relief activities. For example, reduce taxes for and protect organisations and individuals that do charity and relief work," emphasized Mr. Dung.
According to Mr. Dung, the scope of Decree No. 64/2008/ND-CP currently does not cover all activities of mobilising, receiving, distributing and using voluntary donations to help people overcome the impacts of the pandemic; it is also not adjusted for individuals who mobilise, receive and distribute voluntary contributions to directly support people struggling due to natural disasters, epidemics, and incidents.
According to current regulations, the timeframe for organisations to receive money and in-kind contributions after each natural disaster or incident is no more than 60 days. This is considered to be short, especially for contributions from foreign organisations and individuals living abroad.
When organising the mobilisation, receipt, distribution and use of voluntary contributions, some localities still struggle to coordinate between local agencies such as the Vietnam Fatherland Front Committee, National Assembly of Vietnam, Red Cross Association at all levels, Ministries of Labour, Invalids, and Social Affairs, Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Finance, etc.
In addition, the delegates asserted that the cultural environment and social conditions are quite favourable for charity activities but have not been properly promoted. The delegates also offered a number of activities that not only provide relief but also help redistribute income and enhance social cohesion.
Concluding the workshop, delegates came up with solutions to improve the legal environment for relief and charity activities in order to encourage all social forces to participate in and promote the tradition of helping people in need.
In particular, it is necessary to change the mindset of the government and associations in relief work - from "managing" to "coordinating and supporting" to ensure effective relief activities. Lessons learned from good practices among relief organisations and individuals and volunteers should be promoted to improve professionalism, quality and accountability in disaster relief activities.
Source: Báo Công luận.
[Vietnamese]
Oxfam tổ chức hội thảo “Đóng góp ý kiến cho Dự thảo sửa đổi Nghị định 64/2008/NĐ-CP”
Sáng nay (30/3), tại hội thảo “Đóng góp ý kiến cho Dự thảo sửa đổi Nghị định 64/2008/NĐ-CP” do Tổ chức Oxfam Việt Nam tổ chức, nhiều diễn giả cho rằng, có rất nhiều tổ chức, cá nhân ở Viêt Nam làm từ thiện nhưng thiếu sự chuyên nghiệp.
Những câu chuyện thực tế
Trong khuôn khổ hội thảo, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận, làm rõ một số nội dung như: “Câu chuyện thực tế từ địa phương”; “Môi trường pháp lý cho hoạt động cứu trợ và thiện nguyện ở Việt Nam” và “ Góp ý cho dự thảo Quy trình cứu trợ”.
Bộ Tài chính cho biết, Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14/5/2008 của Chính phủ về “Vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo” đã tạo ra khuôn khổ pháp lý để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan liên quan huy động, phân phối và sử dụng các nguồn lực để hỗ trợ cho người dân khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống sau thiên tai, sự cố; đồng thời khuyến khích sự chung tay đóng góp của cộng đồng cho các hoạt động thiện nguyện, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thực hiện, theo đánh giá của các cơ quan chức năng, Nghị định số 64/2008/NĐ-CP đã bộc lộ một số bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện cần sửa đổi.
Phó Giám đốc Quốc gia, Tổ chức Oxfam tại Việt Nam, ông Phạm Quang Tú cho rằng, Nghị định trên đã đến lúc cần sửa đổi. “Thứ nhất, dù đã phát triển nhưng Việt Nam vẫn còn nhiều người nghèo để cần hỗ trợ. Thứ hai, Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, nhiều bão lũ, thiên tai. Thứ ba, Việt Nam đã là nước thu nhập trung bình thấp nên các nguồn tài trợ, cứu trợ của nước ngoài giảm. Hiện tại, Việt Nam cũng đang hình thành tầng lớp trung lưu và với truyền thống “lá lành đùm lá rách” – đây là truyền thống cần nuôi dưỡng và phát huy truyền thống này để “mũi tên trúng được 2 đích”, ông Phạm Quang Tú nói.
Ông Vũ Xuân Việt- Điều phối chương trình cứu trợ, Tổ chức Oxfam tại Việt Nam cho biết, mùa bão lũ năm 2020 đã để lại nhiều thiệt hại cho các tỉnh miền Trung với 130 người bị chết, gần 300.000 hộ dân bị ngập; 30.000 ha đất nông nghiệp bị thiệt hại. Ảnh hưởng tới 7 triệu người, trong đó có 1,3 triệu người bị ảnh hưởng trực tiếp. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ước thiệt hại lên đến 30.000 tỷ đồng.
Chính phủ đã khẩn trương chi 670 tỷ đồng từ ngân sách để hỗ trợ các tỉnh và đã có một làn sóng thiện nguyện và cứu trợ từ các tổ chức, cá nhân khắp cả nước hỗ trợ người dân miền Trung. Đặc biệt như cá nhân ca sỹ Thủy Tiên đã kêu gọi được gần 200 tỷ đồng để hỗ trợ người dân.
Những vấn đề cần giải quyết
Theo luật sư Nguyễn Tiến Lập – Công ty luật NH Quang và cộng sự cho biết có nhiều điều cần phải giải quyết khi sửa đổi Nghị định 64/NĐ-CP. “Về vấn đề về chính sách và pháp luật, chúng ta cần giải quyết: Tính hợp pháp; bảo đảm công khai minh bạch; bảo đảm phân phối hợp lý, công bằng; hỗ trợ hậu cần; cơ chế phối hợp; ứng xử thống nhất của chính quyền địa phương; bảo đảm an ninh, an toàn cho tài sản và người tham gia; có chính sách nhất quán, ổn định để khuyến khích và hỗ trợ”, luật sư Nguyễn Tiến Lập cho biết thêm.
Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng – Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng: “Bức tranh thiện nguyện thực tế đang mang tính cấp thiết như tình trạng tổ chức hoạt động từ thiện, cứu trợ còn thiếu chuyên nghiệp, chồng chéo, lãng phí, làm từ thiện, cứu trợ thiếu công bằng, gây mất đoàn kết trong nhân dân, những người làm từ thiện, cứu trợ bị dèm pha, ganh ghét, hay lợi dùng hoạt động từ thiện, cứu trợ để trục lợi…”
“Chính vì thế, cần có hình thức phù hợp để tôn vinh những cá nhân và tổ chức có thành tích trong hoạt động từ thiện, cứu trợ. Giảm thuế cho những tổ chức và cá nhân làm từ thiện, cứu trợ cũng như có các giải pháp thiết thực để bảo vệ những tổ chức cá nhân thiện tâm và tích cực làm từ thiện", ông Dũng nhấn mạnh.
Theo ông Dũng, phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 64/2008/NĐ-CP hiện cũng chưa bao quát hết công tác vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để khắc phục khó khăn cho người dân do tác động của dịch bệnh; chưa điều chỉnh đối với cá nhân thực hiện vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện trực tiếp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố.
Thời gian để tổ chức tiếp nhận tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện sau mỗi đợt thiên tai, sự cố theo quy định hiện nay là không quá 60 ngày được các địa phương nhận định là còn ngắn, đặc biệt là đối với công tác tiếp nhận tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân nước ngoài, đồng bào người Việt sinh sống tại nước ngoài.
Khi tổ chức thực hiện vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện, một số địa phương còn gặp khó khăn trong việc phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị tại địa phương như Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ các cấp, cơ quan: Lao động – Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính,...
Ngoài ra, các đại biểu cũng phân tích một số trường hợp như môi trường văn hóa, điều kiện xã hội khá thuận lợi cho hoạt động từ thiện nhưng chưa được phát huy đúng mức. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đưa ra một số hoạt động từ thiện không chỉ cứu trợ mà còn giúp tái phân phối thu nhập và giúp gắn kết xã hội nhưng chưa được thấu hiểu.
Kết luận hội thảo, tổ chức Oxfam các ý kiến tham luận của các đại biểu đã đưa ra được các giải pháp cải thiện môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động cứu trợ và thiện nguyện nhằm khuyến khích tất cả các lực lượng xã hội cùng tham gia, phát huy truyền thống tương thân tương ái tốt đẹp.
Đặc biệt, cần thay đổi tư duy của chính quyền và đoàn thể trong công tác cứu trợ - từ “quản lý” cứu trợ đến “điều phối và hỗ trợ” nhằm đảm bảo hoạt động cứu trợ hiệu quả. Đẩy mạnh các bài học kinh nghiệm làm tốt giữa các tổ chức, cá nhân làm cứu trợ và thiện nguyện để nâng cao tính chuyên nghiệp, chất lượng và trách nhiệm giải trình trong các hoạt động cứu trợ sau thiên tai.
Nguồn: Báo Công luận.
Xem thêm ảnh hội thảo tại đây.