[Report] Commitment to Reducing Inequality Index (CRI) 2022

Paper author: 
Jo Walker, Matthew Martin, Emma Seery, Nabil Abdo, Anthony Kamande, Max Lawson
Paper publication date: 
Tuesday, October 11, 2022

The Commitment to Reducing Inequality (CRI) is a ranking of 161 governments worldwide on the extent to which they are taking steps to reduce inequality. The index ranks governments’ efforts based on actions in three areas or pillars vital to reducing the level of inequality: social spending, taxation, and labour.

The 2022 Commitment to Reducing Inequality (CRI) Index is the first detailed analysis published looking at governments’ policies and actions to fight inequality during the first two years of the pandemic. It reviews the spending, tax and labour policies and actions of 161 governments during 2020–2022. The findings are shocking.

  • Despite the biggest global health emergency in a century, half of low- and lower-middle-income countries cut health spending during the pandemic.
  • Despite widespread destitution caused by the pandemic, half of the countries tracked by the CRI actually cut social protection spending, and 70% cut education spending.
  • Despite big losses in tax revenue, and huge increases in the wealth of the richest people and corporations during the pandemic, 143 countries out of 161 failed to increase taxation of the richest people, and 11 countries inexcusably cut taxes on rich people.
  • Two-thirds of countries failed to increase their minimum wage in line with gross domestic product (GDP).

None of this is inevitable. Inequality is a policy choice. Even in the midst of these multiple crises, some governments are showing that another way is possible. That the road to greater equality is a practical alternative journey that can be taken by all nations. Never has taking this road been more urgent.

Báo cáo Chỉ số Cam kết giảm Bất bình đẳng 2022

Chỉ số Cam kết Giảm Bất bình đẳng (CRI) xếp hạng 161 quốc gia trên thế giới về mức độ thực hiện các giải pháp nhằm giảm tình trạng bất bình đẳng. Chỉ số xếp hạng nỗ lực của các quốc gia dựa trên hành động trong ba lĩnh vực hay ba trụ cột đóng vai trò quan trọng đối với việc giảm bất bình đẳng: mức chi tiêu xã hội, thuế và lao động.

Báo cáo Chỉ số CRI năm 2022 là phân tích chi tiết đầu tiên được công bố về chính sách, hành động của chính phủ để giải quyết tình trạng bất bình đẳng trong hai năm đầu xảy ra đại dịch. Báo cáo đánh giá các chính sách, hành động về chi tiêu xã hội, thuế và lao động của 161 quốc gia trong giai đoạn 2020-2022. Kết quả rất đáng lo ngại.

  • Tuy đối mặt với tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu lớn nhất thế kỷ, một nửa trong số các quốc gia thu nhập thấp và trung bình thấp đã cắt giảm chi tiêu cho y tế trong đại dịch.
  • Mặc dù xảy ra tình trạng nghèo đói trên diện rộng do hệ quả của đại dịch, một nửa số quốc gia nằm danh sách đo lường về chỉ số CRI thậm chí đã cắt giảm chi tiêu cho an sinh xã hội, và 70% số quốc gia đã cắt giảm chi tiêu cho giáo dục.
  • Mặc dù thất thu lớn từ thuế, trong khi tài sản ở nhóm người giàu nhất và tập đoàn lại gia tăng khổng lồ trong thời gian đại dịch, nhưng 143 trên 161 quốc gia lại thất bại trong việc tăng mức thuế đối với nhóm người giàu nhất, và thậm chí 11 quốc gia giảm thuế cho người giàu một cách vô lý.
  • Hai phần ba số quốc gia đã thất bại trong việc tăng mức lương tối thiểu theo tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Bất bình đẳng không phải là không thể tránh khỏi. Đó là một lựa chọn chính sách. Ngay cả khi đang gặp vô số cuộc khủng hoảng, một số quốc gia đã chứng minh rằng chúng ta có thể lựa chọn con đường khác. Con đường thúc đẩy bình đẳng là một hành trình thiết thực mà tất cả các quốc gia có thể lựa chọn. Quyết định này trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.